Thiền định là tốt nhưng hậu quả để lại có thể khôn lường: Sau một khóa tu có thể trở thành người khác

Thiền định cũng có những mặt trái mà rất ít người nói về chúng!

Không thể phủ nhận rằng thiền định (meditation) có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm: Hạ huyết áp, giảm bớt một số rối loạn tiêu hóa, giảm căng thẳng, xoa dịu lo lắng và giúp ngủ ngon.

Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo. 

Thật vậy, một nhóm nghiên cứu tới từ trường Đại học Brown (Mỹ) đã phát hiện ra rằng, con người có thể bị ảnh hưởng xấu sau khi thực hành thiền 30 phút hoặc 1 ngày. 

Sau khi phỏng vấn 60 người thực hành thiền và 32 giáo viên dạy thiền, nhóm nghiên cứu khám phá ra rằng: Tác dụng phụ thường gặp nhất do thiền mang lại là sợ hãi, lo lắng, hoang mang hoặc hoang tưởng. Tình trạng này tồn tại ở 82% người được hỏi, trong đó có: 42% bị ảo giác; 28% trở nên quá nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

GS. Jared Lindahl đang thỉnh giảng tại Đại học Brown đưa ra một giả thiết: "Khi ngồi thiền người ta thường bất động, họ ở trong một môi trường yên tĩnh, thường nhắm mắt và hạn chế sự chú ý vào một đối tượng cụ thể. Điều này có thể giải thích vì sao họ lại trở nên nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng và ảo giác".

Thiền định là tốt nhưng hậu quả để lại có thể khôn lường: Sau một khóa tu có thể trở thành người khác - Ảnh 1.

Một số người tham gia nghiên cứu còn thừa nhận, họ không thể quay trở về làm việc ngay sau khi kết thúc một khóa tu thiền.

Trước đó, các nhà nghiên cứu tâm lý tại Anh và Mỹ cũng đã chứng minh thiền có thể gây hưng cảm, trầm cảm, ảo giác và rối loạn tâm thần. Còn 1 nghiên cứu khác ở Mỹ chỉ ra rằng 60% những người từng thiền định đã bị ít nhất 1 trong số các tác dụng phụ sau: hoảng loạn, trầm cảm và rối loạn.

Trong thiền, chính niệm là phương pháp chính khuyến khích con người luôn sống trong thời điểm hiện tại, dành ít thời gian hơn cho những căng thẳng đã qua trọng quá khứ và không lo lắng các vấn đề tương lai. Việc luyện tập này sẽ giúp cho con người nhận ra và vượt qua những suy nghĩ tiêu cực và sẵn sàng đón nhận những niềm vui nho nhỏ.

Thiền định là tốt nhưng hậu quả để lại có thể khôn lường: Sau một khóa tu có thể trở thành người khác - Ảnh 2.

Tuy nhiên, mặt trái của chính niệm có thể phá hủy sự đồng cảm. 

Một nghiên cứu gần đây của Đại học Amsterdam đã xem xét liệu chỉnh niệm có cải thiện sự đồng cảm hay không. 

Trong 161 người tham gia, các nhà nghiên cứu thấy rằng chính niệm không chỉ kém không hiệu quả trong nâng cao sự đồng cảm, mà ở những người vị kỷ, chính niệm thực sự khiến họ ít cảm thông hơn.

Hơn nữa, chính niệm có thể mang lại những ký ức và cảm xúc khó khăn. 

Một phỏng vấn nghiên cứu gồm 60 Phật tử thực hành thiền thấy rằng thiền (mà chính niệm là một loại), 88% có những trải nghiệm khó khăn trong thực hành thiền. 

Thật vậy, một số người có vẻ có những phản ứng phụ tiêu cực nghiêm trọng với chính niệm bao gồm lo âu và trầm cảm trầm trọng hơn, cảm giác thực tế thay đổi, hoang tưởng khuyếch đại, hành vi bất thường, phấn khích, và thậm chí loạn thần - mặc dù các trường hợp này rất hiếm.

Thiền định là tốt nhưng hậu quả để lại có thể khôn lường: Sau một khóa tu có thể trở thành người khác - Ảnh 3.

Vì vậy, trước khi chọn một bộ môn để tập luyện, người tham gia cần cân nhắc kĩ lưỡng để tránh không gặp bất cứ một sự cố đáng tiếc nào, làm ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và gia đình, cũng như những người xung quanh.

V.D (Tổng hợp)

Theo Trí Thức Trẻ

menu
menu